Nghe thử âm thanh giọng thật khách hàng, cam kết không qua chỉnh sửa.
Câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề hát livestream và thu âm
Mọi thông tin ở bài viết này đều là kinh nghiệm cá nhân và chỉ mang tính chất tham khảo.
Soundcard cài được
Tất cả soundcard thu âm và một số loại soundcard hát livestream như: XOX K10, Icon Upod Pro, Alctron U16K có thể cài được phần mềm hát live vì chúng cho phép tắt các hiệu ứng như Reverb, Delay và đặc biệt là chế độ Stereo Mix.
Soundcard không cài được
Những loại soundcard không cài được gồm: K300, HF5000, X5, H9, V8, V9… và những dòng có nhiều đèn led, nhiều chế độ, hiệu ứng.
Sau khi cài phần mềm, âm thanh chắc chắn sẽ sạch hơn, trong trẻo hơn. Tuy nhiên, bạn phải là người biết hát, biết thế nào là chênh phô, lạc tone, lệch nhịp. Vì hát với phần mềm sẽ đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn karaoke thông thường.
Phần mềm Auto-Tune là công cụ hỗ trợ cải thiện chất lượng âm thanh, giúp giọng hát trở nên mượt mà và ảo diệu hơn. Tuy nhiên, nó không thể thay thế khả năng kiểm soát âm thanh và nhịp điệu tự nhiên của người hát.
Quan trọng nhất, người hát phải giữ đúng cao độ và nhịp điệu để phần mềm có thể phát huy hiệu quả tối ưu của nó. Tóm lại, nếu không biết hát thì không nên sử dụng phần mềm.
- Chất âm giọng hát của mỗi người là khác nhau, và khi đi qua các plugin hiệu ứng, chất âm đó sẽ thay đổi theo hướng khác nhau. Đây là lý do mà cùng một project có thể cho ra những kết quả khác nhau đối với mỗi người. Một giọng hát tốt chỉ cần được xử lý qua vài hiệu ứng đơn giản là đã có thể trở nên hoàn hảo.
- Microphone là thiết bị quyết định lớn đến độ hay của giọng hát, nhưng nhiều người lại bỏ qua điều này và tập trung vào đầu tư soundcard. Dù soundcard quan trọng, song nó không phải là ưu tiên hàng đầu khi nâng cấp thiết bị. Chỉ cần soundcard không quá tệ, chất lượng âm thanh sẽ ổn định.
- Ngoài ra, môi trường thu âm có vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu không may phòng của bạn bị dội tiếng, âm thanh phản xạ từ tường và không gian xung quanh sẽ gây ra hiện tượng cộng hưởng, làm biến dạng giọng hát và giảm đi đáng kể chất lượng của bản thu. Trường hợp này nên đặt nhiều đồ đạc vào và mua thêm sốp tiêu âm lắp thêm lên tường.
Ngoài giọng hát, chất lượng âm thanh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm:
Thiết bị:
- Microphone: Loại micro (dynamic, condenser) và chất lượng của nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhạy và độ chi tiết của âm thanh.
- Soundcard: Giúp chuyển đổi tín hiệu âm thanh từ micro thành tín hiệu số, ảnh hưởng đến độ trung thực và độ trong của âm thanh.
- Tai nghe kiểm âm: Giúp người thu âm nghe rõ từng chi tiết của âm thanh, từ đó điều chỉnh giọng hát hay nhạc cụ kịp thời.
Môi trường:
- Phòng thu âm: Không gian phải cách âm tốt và nếu được, hãy gắn mút tiêu âm, bẫy âm trầm để tránh hiện tượng vang dội hay tạp âm không mong muốn.
- Vị trí đặt micro: Khoảng cách và góc độ của micro đối với nguồn âm thanh có thể làm thay đổi chất lượng thu âm.
Kỹ thuật:
- Gain staging: Điều chỉnh mức tín hiệu vào sao cho không quá lớn (gây méo tiếng) hoặc quá nhỏ (làm mất chi tiết).
- Kỹ thuật xử lý âm thanh: Các kỹ thuật nén (compression), giảm nhiễu (noise reduction), và điều chỉnh EQ giúp cân bằng âm thanh, loại bỏ tạp âm và làm nổi bật những yếu tố quan trọng.
Phần mềm:
- DAW (Digital Audio Workstation): Phần mềm ghi và chỉnh sửa âm thanh cho phép tinh chỉnh mọi chi tiết của âm thanh từ cao độ, độ động đến hiệu ứng âm thanh (reverb, delay).
- Plugins: Các plugin chuyên biệt (ví dụ như Auto-Tune, reverb, EQ) giúp làm mượt, điều chỉnh và tối ưu hóa giọng hát hoặc nhạc cụ trong bản thu.
Nguồn điện:
- Nguồn cấp điện sạch và ổn định cho các thiết bị thu âm, tránh hiện tượng nhiễu điện.
Auto-Tune giúp điều chỉnh giọng hát của bạn theo đúng tone của bài nhạc, nhưng nếu gặp vấn đề như méo tiếng hoặc không lên được đúng cao độ, có hai nguyên nhân chính:
Chọn beat nhạc không phù hợp:
- Beat quá cao: Khi chọn beat có tone quá cao, bạn sẽ phải căng giọng để theo kịp, dẫn đến việc hát giọng gió nhiều. Lúc này, Auto-Tune sẽ phải kéo giọng của bạn lên đúng nốt, gây ra hiện tượng méo tiếng.
- Beat quá thấp: Nếu beat nhạc quá thấp, bạn phải ép giọng xuống, làm giọng trầm hơn bình thường. Nếu không thể xuống đúng tone, Auto-Tune sẽ cố kéo giọng bạn xuống, gây ra tình trạng không lên được cao như mong muốn.
- Quên dò tone hoặc dò chưa chính xác:
Plugin Auto-Key giúp dò tone của beat nhạc để hỗ trợ Auto-Tune. Nếu bỏ qua bước này hoặc một số trường hợp Auto-Key dò không chính xác, Auto-Tune sẽ không điều chỉnh đúng giọng hát, làm giọng bị biến dạng và không tự nhiên.
Hãy tận dụng plugin SoundShifter nâng hạ cao độ của beat nhạc cho phù hợp với giọng hát để tránh các hiện tượng trên.
Khi đưa âm thanh ra đến tai nghe, bản thân phần mềm đã làm hết nhiệm vụ của nó, lúc này nếu trong tai nghe vẫn tốt mà vào livestream, âm thanh lại bị giảm chất lượng thì đó là do dây livestream.
Bạn nên xem xét đầu tư box livestream tốt hơn, sau đây là những điều bạn nên biết:
- Dây livestream thông thường như MA2, dây 3 màu, dây tự chế là những dây sử dụng chế độ truyền tải âm thanh truyền thống (Analog). Chuẩn này chất lượng không cao, bị nén khá nhiều.
- Box livestream mono: Cũng là chế độ truyền tải và chuyển đổi âm thanh thông thường nhưng được tích hợp thêm các tính năng như jack cắm thẳng vào điện thoại, hỗ trợ sạc khi livestream, PK.
- Box livestream stereo: Thường chỉ có trên iphone và 1 vài mẫu android, cho chất lượng âm thanh hay gần như nguyên bản, trên iphone sử dụng công nghệ OTG (On-The-Go). Cũng được kèm các tính năng như box mono ở trên.
Ngoài ra, bạn nên biết rằng âm thanh khi lên livestream sẽ bị các nền tảng như TikTok, Bigo, Mico… nén lại để giảm độ trễ giúp idol tương tác với người xem nhanh hơn, lưu ý chế độ Live Room (nhiều người) hoặc PK âm thanh sẽ càng bị nén nhiều hơn so với live đơn thông thường.
Máy trạm âm thanh kỹ thuật số (Digital audio workstation – DAW) là các phần mềm ứng dụng được sử dụng để ghi âm, chỉnh sửa và tạo tập tin âm thanh.
Bản thân chúng không được sinh ra để phục vụ cho việc hát livestream. Tuy nhiên, chúng ta có thể kết hợp các DAW này cùng với ASIO để nhập xuất âm thanh cùng lúc và truyền tải âm thanh đầu ra trực tiếp lên mạng xã hội hay còn gọi là livestream.
Những phần mềm có thể hát livestream thông dụng hiện nay gồm: Steinberg Cubase, Presonus Studio One, Logic Pro X, Cakewalk by BandLab,…
Project là file mà chỉ các phần mềm (ở đây là phần mềm thu âm) tạo ra nó mới mở được. Nó tập hợp những track âm thanh và plugin cùng các tinh chỉnh bên trong các plugin đó sao cho tối ưu nhất, phù hợp nhất với thiết bị và giọng hát của bạn.
Khi hát, chỉ cần mở file project này thì phần mềm sẽ tự động load tất cả các cài đặt trước đó và bạn chỉ cần ấn nút dò tone tự động là xong.
Khi thu âm, mỗi bài hát bạn hãy backup thành 1 project riêng để tiện chỉnh sửa về sau.
Plugin (tiếng Anh: còn gọi là add-in, addin, add-on, addon, hay extension), trình cắm, hay phần bổ trợ là một hoặc một bộ phần mềm hỗ trợ giúp thêm những tính năng cụ thể cho một phần mềm ứng dụng lớn hơn cụ thể trong trường hợp chúng ta là DAW.
Nói một cách dễ hiểu thì Plugin sẽ giúp phần mềm thu âm có thêm những tính năng mới mà nhà sản xuất không có hoặc không hiệu quả bằng.
Các hãng/ bộ plugin nổi tiếng thường thấy: Waves, Fabfilter, Auto-Tune, T-Rack, iZotope…
Mình khẳng định những hướng dẫn trên website được mô tả chính xác quá trình cài đặt trên máy tính của mình và thành công 100%, không giấu diếm hay ẩn đi bước nào.
Tuy nhiên, mỗi máy, mỗi hệ điều hành, mỗi phiên bản Windows hay macOS sẽ có những ngoại lệ khác nhau, và mình không thể lường trước được những tình huống đó. Sẽ có những bạn làm được, có bạn không.
Đối với những trường hợp này thì cách duy nhất là cố gắng tìm hiểu để khắc phục, hoặc đơn giản hơn có thể cài lại windows. Và nếu bạn không có thời gian thì thuê dịch vụ cài đặt bên mình.
Vấn đề cài đặt
Việc cài đặt phần mềm hát livestream tốn thời gian và đòi hỏi phải có một số hiểu biết nhất định. Đặc biệt, Macbook sẽ tốn gấp đôi thời gian so với Windows nên giá cài cũng sẽ đắt hơn.
Không giống các ứng dụng khác, phần mềm hát livestream và thu âm cần rất nhiều plugin và phần mềm phụ, điều này đòi hỏi người cài phải có kiến thức và kinh nghiệm để xử lý và setup.
Sau khi cài đặt và setup đầy đủ phần mềm cần thiết, dựa trên giọng hát của bạn, kỹ thuật viên sẽ tạo một project bao gồm nhiều plugin và tinh chỉnh các thông số trên plugin đó sao cho tối ưu nhất.
Vấn đề bảo hành
Bất kì sản phẩm nào dù đắt tiền đến đâu cũng sẽ có rủi ro và phần mềm cũng vậy. Sau khi setup và hướng dẫn, tùy vào gói cài đặt bạn chọn mà shop sẽ bảo hành và hỗ trợ kĩ thuật trong suốt thời gian tương ứng.
Bảo hành
Bất kì sản phẩm nào dù đắt tiền đến đâu cũng sẽ có rủi ro và phần mềm cũng vậy. Trong quá trình sử dụng chắc chắn sẽ phát sinh lỗi ngoài ý muốn. Và dù là lý do là gì đi nữa thì mình sẽ luôn hỗ trợ và hướng dẫn cách khắc phục để bạn có thể tự xử lý khi hết bảo hành.
Thời hạn phần mềm
Tất cả phần mềm đều được cài đặt và active vĩnh viễn trên máy tính của bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị mất key do Update Windows hoặc bạn vô tình xóa đi thì mình vẫn hỗ trợ trong thời gian còn bảo hành.